Tin tức - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

Tin tức - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

Tin tức - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

Tin tức - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

Tin tức - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH
Tin tức - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH
Hotline: Giám Đốc - Thạc Sĩ Lý Hồng Phát: 0909 648 629
Sổ tay Global Ecotech
Hotline: Giám Đốc - Thạc Sĩ Lý Hồng Phát: 0909 648 629

Tin tức

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MÍT THÁI

03-08-2021
Đặc biệt: Không sợ xơ đen
  • Cây mít là cây trồng quen thuộc với nông dân Việt Nam. Hiện chúng ta có nhiều giống mít thương phẩm cho năng suất và phẩm chất tốt như mít nghệ, mít Thái, mít Mã lai…. Nay Global Ecotech xin giới thiệu quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái siêu sớm. là giống mít mới xuất hiện những năm gần đây, là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, đậu trái quanh năm. Về cơ bản, kĩ thuật trồng và chăm sóc cho các giống mít là tương đối giống nhau, bà con có thể chủ động áp dụng cho vườn mít của mình.
  • Đặc điểm nổi bật của cây mít Thái là cho thu hoạch rất nhanh. Từ lúc trồng đến lúc cho thu hoạch lứa đầu tiên chỉ mất khoảng 12-15 tháng. Cây đậu trái quanh năm nhất là vào mùa hè. Trái mít khi chín có trọng lượng từ 10-15 kg, bên trong có múi khá to và mọng, ăn thơm ngọt đậm. Mít Thái giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, C, canxi, sắt, kali, ma-giê và nhiều dinh dưỡng khác, do đó rất có lợi cho sức khỏe người dùng. Trong quá trình trồng mít Thái, cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

1. GIAI ĐOẠN CÂY CON – CHỌN GIỐNG TRỒNG

  • Cây con giống nên bón lót hữu cơ, bón phân cân đối; vườn ươm cây con nên thoáng mát, tránh để quá ẩm dễ bị sâu bệnh hại tấn công
  • Nên sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép từ 1 – 1,5 cm, cành ghép cao 20 – 30 cm (kể từ vết ghép), cây khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng. Nên chọn cây có bộ rễ phát triển mạnh; lá đang giai đoạn già; vết ghép tiếp hợp tốt.

2. THỜI VỤ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG:

- Thời vụ trồng: nên trồng vào đầu mùa mưa, nghĩa là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu bà con chủ động được nước tưới thì cứ trồng vào thời điểm thích hợp.

Khoảng cách trồng: trước khi trồng mít Thái cần làm đất và đắp mô cao từ 50 – 70 cm. Sau đó trồng cây lên mô đất. Do mít Thái có khả năng cho trái sớm nên có thể trồng theo mật độ dày, khoảng 3,5m x 3,5 m hoặc 4 m x 4 m. Sau khi thu hoạch mít từ 5 – 7 năm, có thể loại bỏ cây ở giữa, đảm bảo mật độ giữa các cây mít luôn thông thoáng, giúp cây phát triển và đậu trái tốt hơn.

3. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:

- Cách trồng: Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút. Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại. Đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại, không làm vỡ bầu, đứt rễ. Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác... đậy xung quanh bầu để giữ ẩm. Cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.

- Tưới nước: Tháng đầu sau khi trồng, nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau, tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Mít Thái rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

- Bón phân:

  • Bón lót: mỗi hố 1-2kg phân hữu cơ cừu Gamasol. Trộn đều phân và đất, lấp lại. Chờ 1-2 cơn mưa cho phân và đất đủ ẩm để trồng, hoặc có thể chủ động tưới trước khi trồng
  • Bón thúc với cây còn nhỏ, cây chăm sóc kiến thiết cơ bản: Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau: (tính trên mỗi cây)

                 - Năm thứ nhất: 200g Maxima +200g NPK 30-14-6

                 - Năm thứ hai: 400g Maxima + 400g NPK 30-14-6

Bổ sung 2-5kg/cây/năm Phân hữu cơ cừu Gamasol.

Lượng phân này được chia làm 3-4 lần trong năm: bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa và 1 lần vào mùa khô.

Bón phân cho Mít Thái giai đoạn kinh doanh:

Tổng lượng bón hàng năm: 5 kg phân hữu cơ cừu Gamasol + 600g NPK 30-14-6+ 600g NPK 17-3-25 + 1kg Maxima 15-15-15

Thời kỳ bón và lượng bón Lượng phân trên có thể chia làm 3-4 lần bón:

  •  Bón phân đợt 1 (Sau khi thu hoạch): 5 kg phân hữu cơ cừu Gamasol + 400g NPK 30-14-6+ 200g Maxima 15-15-15
  • Bón phân đợt 2 (Sau khi đậu quả): 200g NPK 30-14-6+ 200g NPK 17-3-25 + 400g Maxima 15-15-15
  • Bón phân đợt 3 (Nuôi quả): 400g NPK 17-3-25 + 600g Maxima 15-15-15

Cách bón: Xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Tránh xới sâu làm đứt rễ để ngăn ngừa tuyến trùng và nấm bệnh xâm nhập và gây hại rễ.

Lưu ý: Tùy tuổi cây, điều kiện đất đai, kinh tế, nhân công có thể tăng giảm lượng phân bón hoặc thay đổi số lần bón. Đặc biệt phân Maxima 15-15-15 + 2,2MgO - 15SO3 - 0,1B - 0,1Zn ngoài cung cấp dinh dưỡng đầy đủ đa trung vi lượng và humic giúp cây phát chồi mạnh, lá to, dày, xanh bền, bộ rễ khỏe còn có công nghệ đạm tan chậm giúp tiết kiệm phân bón, có thể bón vào mọi thời điểm kể cả giai đoạn mẫn cảm, cây không bị sốc đạm rụng bông rụng

4. TỈA CÀNH, TỈA TRÁI, BAO TRÁI:

- Tỉa cành: Tỉa những cành sâu bệnh để cây thông thoáng nhằm tăng năng suất và mang tính thẩm mỹ. Tiến hành tỉa cành khi cây cao khoảng 1 m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong.

+ Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất (từ 40 cm trở xuống).

+ Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3... cho cây vừa đẹp vừa thoáng.

- Tỉa bông: Khi cây ra quá nhiều bông, hoặc bông ra nhiều ở phần ngọn, đầu cành cần tỉa bớt để tập trung dinh dưỡng nuôi bông và nuôi trái sau này. Ưu tiên chừa bông gần thân chính, số bông chừa khoảng 5 lần số trái định thu.

Tỉa trái: Tỉa bớt trái xấu, trái sâu bệnh, trái nhỏ và cả những trái bình thường cho mật độ trái phù hợp với từng cây.

+    Khi cây 1 năm tuổi: nên tỉa bỏ chỉ chừa một trái/lứa.

+    Năm thứ hai: để 2 trái/lứa, thu hoạch được 4 trái/năm.

+    Năm thứ ba: để 3 trái/lứa, một năm 2 lứa, sẽ được 6 trái và như thế tăng số trái/cây theo từng năm  tuổi.

- Bao trái: Khi bước vào giai đoạn nuôi trái ổn định thì tiến hành bao trái để hạn chế sâu đục trái, dòi đục trái.

5. BẢO VỆ THỰC VẬT

Bà con chú ý thường xuyên kiểm tra vườn mít để phun xịt các loại thuốc bảo vệ thực vật kịp thời

  • Phun Kill Bac 250 theo liều khuyến cáo nhằm phòng trị BỆNH XƠ ĐEN, bệnh thối nhũn cây con do vi khuẩn.
  • Phun thuốc Donacol super 700WP theo liều khuyến cáo để rửa vườn, trừ bệnh các loại bệnh thán thư, thối nhũn
  • Phun các loại thuốc Stun 20SL, Shieldmate 2.5EC, ACAMEC 3.6, EMTRIN 64, COVA 40EC theo liều khuyến cáo để trừ các loại côn trùng chích hút, bọ trĩ, sâu ăn lá, kiến, mối, rệp sáp, sâu đục thân…

Đặc biệt: DONACOL SUPER 700WP mát bông, không gây nóng, có thể dùng phun trên đọt non, trái non, rửa bông khi gặp mưa, sương muối… STUN 20SL là thuốc mát bông, để trừ các loại côn trùng chích hút khi giai đoạn ra hoa, đọt non, trái non.

CHÚ Ý: PHÒNG NGỪA HIỆN TƯỢNG XƠ ĐEN:

Giống cây mít Thái Lan thường bị xơ đen, da không bóng, hình dạng bên ngoài vẫn phát triển bình thường làm mất phẩm chất, không bán được. Nguyên nhân do vi khuẩn Pantoea Stewartii. tấn công gây hại. Dùng Kill Bac 250 phun vào các giai đoạn trước ra hoa, ra hoa, đậu trái để phòng trị.

Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa như ý!