SÂU BỆNH TRÊN CÂY XOÀI - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

SÂU BỆNH TRÊN CÂY XOÀI - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

SÂU BỆNH TRÊN CÂY XOÀI - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

SÂU BỆNH TRÊN CÂY XOÀI - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

SÂU BỆNH TRÊN CÂY XOÀI - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH
SÂU BỆNH TRÊN CÂY XOÀI - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH
Hotline: Giám Đốc - Thạc Sĩ Lý Hồng Phát: 0909 648 629
Sổ tay Global Ecotech
Hotline: Giám Đốc - Thạc Sĩ Lý Hồng Phát: 0909 648 629

SÂU BỆNH TRÊN CÂY XOÀI

28-11-2019

1. Sâu:

Rầy bông xoài (Idioscupus niveoparsus và Idioscupus clypealis)

Rầy trưởng thành dài 3-5 cm, có màu xanh, chích hút nhựa ở phát hoa, đọt lá non làm lá bị quăn queo, cháy bìa, phát hoa bị khô và rụng hoa, ấu trùng (rầy non) cũng chích hút nhựa làm rụng hoa. Ngoài ra, chất bài tiết của rầy là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên bề mặt của lá xoài làm giảm quang hợp của lá, ảnh hưởng đến sự đậu trái  và nuôi trái về sau. Rầy thường tấn công cây từ tháng 10dl đến tháng 6dl năm sau.

Phòng trị: dùng các loại thuốc hoá học như STUN 20SL.

Câu cấu xanh (Hypomeces squamosus Fabr)

Câu cấu xanh ăn phiến lá non, làm rách và hư lá, thường xuất hiện vào ban đêm,  và ẩn nấp trong các chòm lá.

Phòng trị bằng thuốc HAIHAMEC 3.6EC

.

Bù xoè đục thân (Plocaederus ruficornis Newm):

Thành trùng đẻ trứng vào thân cây hoặc cành lớn có vỏ bị nứt nẻ. Ấu trùng là một loại sùng đục phá vào bên trong vỏ cây xung quanh thân, và đục vào mô gỗ bên trong làm cây bị kiệt sức, nếu bị giáp thân thì có thể làm chết cây.

Phòng trị bằng cách dùng dao vạt theo vết đục để bắt bằng tay hoặc bơm thuốc như Nugor vào lỗ đục rồi dùng đất trét kín miệng lỗ đục lại.

Sâu đục ngọn (Chlumetia transversa Walker)

Ấu trùng đục vào các chồi non làm gẫy chồi hoặc không phát triển, chồi còi cọc không thể trổ hoa.

Phòng trị bằng cách phun thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn khi cây ra đọt non.

Sâu đục hột (Deandis albizonalis Hampson)

Thanh trùng là một loại bướm đẻ trứng lên vỏ trái vào ban đêm, sâu sẽ đục xuyên qua thịt trái (nơi gần chóp trái) vào trong hột và sống ở trong hột và làm nứt và rụng trái.

Phòng trị: phun ngừa bằng các loại thuốc lưu dẫn khi trái đạt kích thước khoảng 2 cm và tiến hành bao trái.

- Ruồi đục trái (Dacus dosalis Hendel)

Thành trùng cái đẻ trứng vào trong vỏ trái lúc trái già, sắp chín, sau 3 ngày trứng nở thành dòi đục khoét thịt trái làm trái bị nhũn và thối do các vi sinh vật khác đồng thời tấn công. Dòi sống 8-12 ngày trong thịt trái, sau đó chui ra ngoài rơi xuống đất để hoá nhộng.

Ruồi đục trái không những là đối tượng gây hại trực tiếp trên trái mà còn làm hạn chế khả năng xuất khẩu xoài sang nước khác vì đây là đối tượng được kiểm dịch gắt gao khi xuất nhập khẩu trái cây của các nước trên thế giới.

Phòng trị bằng cách tiến hành bao trái bằng bao giấy.

2. Bệnh:

Bệnh thán thư: (Anthracnose do nấm Colletotrichum gloeosporioides Pens)

Đây là bệnh quan trọng trên xoài, nấm bệnh tấn công trên các phần: cành, lá (ở các giai đoạn tăng trưởng) hoa và trái của cây.

Ở lá bệnh thường xuất hiện ở lá còn non, nấm tấn công tạo thành những đốm bệnh có góc cạnh, tâm xám, viền vàng xanh gây cháy lá.

Trên hoa, bệnh làm cháy khô hoa, rụng hoa, hư phát hoa và rụng trái non.

Trên trái, lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm  nâu nhỏ, sau đó phát triển thành đốm đen lóm xuồng vỏ trái, làm trái bị chín háp, thâm kim hoặc hư hỏng khi tồn trữ.

Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết ẩm (mưa nhẹ, có sương mù) và nhiều mây mù.

Phòng trị bằng cách vệ sinh vườn, dọn sạch các cành nhánh chết, cành bị nhiễm bệnh cắt tỉa tạo thông thoáng ở tán lá.

Phun thuốc DONACOL 700WP.

Bệnh thối trái: (do nấm Botriodiplodia theobromae Pat)

Tấn công gây hại trong giai đoạn tồn trữ và vận chuyển, bệnh làm thối mảng thịt trái nơi gần cuống hoặc nơi bị vết thương.

Phòng bệnh bằng thuốc DONACOL 700WP lên trái lúc 2 tuần trước khi thu hoạch.

Trái sau khi thu hoạch có thể xử lý bằng cách nhúng vào dung dịch nước ấm (52-53oC) + Benlate 50 wp 0,5-1% trong 3-5 phút sẽ ngăn ngừa được bệnh phát triển trên trái.

Bệnh bồ hóng (do nấm Capnodium mangifera và Meliola mangifera)

Nấm phát triển thành mảng đen hoặc từng mảng đốm nhỏ trên lá, thân, bông, trái. nấm bệnh làm giảm quang hợp làm rụng trái non, giảm giá trị thương phẩm của trái.

Phòng ngừa bằng cách diệt rầy để không tạo môi trường cho nấm phát triển, phun trừ nấm bằng thuốc gốc đồng.