XỬ LÝ NGỘ ĐỘC MẶN CHO CÂY LÚA - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

XỬ LÝ NGỘ ĐỘC MẶN CHO CÂY LÚA - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

XỬ LÝ NGỘ ĐỘC MẶN CHO CÂY LÚA - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

XỬ LÝ NGỘ ĐỘC MẶN CHO CÂY LÚA - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH

XỬ LÝ NGỘ ĐỘC MẶN CHO CÂY LÚA - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH
XỬ LÝ NGỘ ĐỘC MẶN CHO CÂY LÚA - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GLOBAL ECOTECH
Hotline: Giám Đốc - Thạc Sĩ Lý Hồng Phát: 0909 648 629
Sổ tay Global Ecotech
Hotline: Giám Đốc - Thạc Sĩ Lý Hồng Phát: 0909 648 629

XỬ LÝ NGỘ ĐỘC MẶN CHO CÂY LÚA

07-05-2016

Theo PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, nguyên giảng viên khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường đại học Cần Thở, có 2 triệu chứng ngộ độc mặn gây ra trên cây lúa:

- Biểu hiện trực tiếp: các độc chất Na+ sẽ làm cho chóp lá bị cháy, do khi cây lúa hút nước mặn thải ra ở chóp lá sẽ đọng lại những độc chất Na+ (muối), dưới tác động của ánh sáng mặt trời sẽ làm cho lá lúa bị cháy từ chóp lá.

- Biểu hiện gián tiếp: Na+ trong đất và nước sẽ làm cho rễ cây lúa không hút được nước, dẫn tới không hút được đạm và kali, do dó khi bị ngộ độc mặn, cây lúa sẽ thiếu đạm và kali.

Vào giai đoạn lúa trổ, quan sát thấy 2 vỏ trấu màu trắng, không có hạt do không thụ phấn được là biểu hiện cây lúa bị ngộ độc mặn.

Để phòng ngừa ngộ độc mặn, theo PSG.TS. Nguyễn Bảo Vệ, bà con nông dân nên thăm đồng thường xuyên và củng cố đê bao ngăn mặn. Vào thời điểm triều cường từ biển vào rất mạnh, nếu bờ đê giữ không tốt thì mặn sẽ xâm nhập vào, nên củng cố đê bao thật tốt. Nếu để ruộng khô nứt nẻ thì nước mặn sẽ xâm nhập theo những kẽ nứt nẻ đó vào ruộng lúa. Đối với vùng luân canh tôm - lúa, sau khi thu hoạch lúa xong, chuẩn bị nuôi tôm, không để đất khô nứt nẻ quá vì như vậy nước mặn sẽ thẩm thấu dần theo các vết nứt xâm nhập lên tầng đất mặt.

Khuyến cáo nông dân kinh nghiệm để kiểm tra độ mặn trong đất: tiến hành đào một hay vài hố trên ruộng lúa trước khi xuống giống, sau khi tháo hết nước trên ruộng, múc hết nước từ hố ra, để cho nước trong đất rỉ ra hố và dùng dụng cụ đo độ mặn để xác định độ mặn, nếu độ mặn còn 1 - 2% thì chưa nên xuống giống bởi vì khi hạt giống đang nảy mầm, gặp độ mặn thì mầm lúa sẽ bị quăn lại.

Nếu đất mặn không bị phèn thì bón CA(SO4)2, ở đồng bằng sông Cửu Long thông thường là mặn kèm theo phèn nên tốt nhất là bón vôi nung, liều lượng 30 - 50kg/1.000 m2, khi làm đất bón vôi, đưa nước vào ruộng cho vôi hòa ra đẩy mặn đi sau đó tháo nước ra, rồi đo độ mặn, nếu độ mặn dưới 1% thì mới an toàn để tiến hành chuẩn bị cho việc gieo sạ.

Phòng ngừa ngộ độc mặn được thực hiện ngay từ đầu vụ, vì giai đoạn mạ, cây lúa rất mẫn cảm với độ mặn. Trong giai đoạn cây lúa làm đòng, trổ nếu bị ngộ độc sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hạt lúa, ngộ độc mặn nặng sẽ dẫn đến thất thu. Biện pháp giải độc mặn cho cây lúa giai đoạn này là có thể theo dõi triều cường đưa nước ngọt vào cứu lấy cây lúa.

Lưu ý: Ở đồng bằng sông Cửu Long, nước trong nội đồng là nước ngọt, khi nước ròng thì nước từ trong nội đồng đi ra biển là nước ngọt, khi triều cường dâng lên, nước từ biển đi vào nội đồng là nước mặn, nên bà con cần theo dõi đến khi nước ròng thì múc nước lên đo độ mặn, nếu độ mặn dưới 1 - 2% thì đưa máy bơm nước vào ruộng, khi triều cường lên lại đo độ mặn, nếu độ mặn cao hơn thì ngừng đưa nước vào ruộng.

Nước mặn nặng và nằm ở tầng dưới, nước ngọt nằm ở tầng trên, nên khi bà con múc nước ở tầng trên lên đo độ mặn, mà đưa máy bơm sâu xuống lấy nước thì sẽ bơm nước có độ mặn hơn nước ở tầng trên.

Nguồn: Ngọc An - Báo Khoa Học Phổ Thônghttp://www.bvtvhcm.gov.vn/images/spacer.gif [Click and drag to move]